Chỉ trong vài năm ngắn ngủi trở lại đây, lĩnh vực kinh doanh Online đột nhiên nổi lên như một hiện tượng tại Việt Nam và điều này vô tình trở thành bước đệm để kích cầu cho những nghề liên quan mật thiết đến Internet như Marketing Online hay SEO cũng theo đó mà tăng trưởng theo một cách nhanh chóng. Vậy SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing 2025? Cùng WinSEO tìm hiểu qua nội dung bài viết bên dưới nhé!
1. SEOer là gì?
![SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing [timect]? 8 SEOer là gì?](https://winseo.vn/wp-content/uploads/2025/03/SEOer-la-gi-ok.jpg)
SEOer chính là từ để chỉ những người làm nghề SEO, dịch sát nghĩa ra là người làm nghề “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” trên Internet cho Website. Nếu một Website chỉ đơn thuần là cập nhật thông tin lên trên đó chứ không áp dụng quy trình SEO thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không bao giờ khai thác hết được ưu thế mà nó có thể mang lại. Và để làm được điều này, chúng ta sẽ phải cần đến các SEOer.
Lợi ích lớn điển hình nhất mà SEOer mang lại cho doanh nghiệp chính là đẩy từ khóa leo TOP tìm kiếm và gia tăng Traffic giúp công tác kinh doanh trên Website đó trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với những trang Web còn lại khác. Và để làm tốt vấn đề này thì đòi hỏi SEOer đó phải thực thi toàn bộ quy trình SEO một cách bài bản hoàn chỉnh.
2. Sơ lược về SEOer và nghề SEO
![SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing [timect]? 9 Sơ lược về nghề SEO](https://winseo.vn/wp-content/uploads/2025/03/So-luoc-ve-nghe-SEO-OK.jpg)
Những người làm nghề SEO (Hay còn được gọi chung là nhân viên SEO Marketing) sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận quy trình thực thi SEO bằng cách lồng ghép các phương pháp Marketing Online cho trang Web của doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút nguồn khách hàng khổng lồ từ Internet.
Nhu cầu SEO đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ và góp phần thúc đẩy nghề SEO trở thành một trong số TOP những ngành nghề HOT nhất thị trường hiện nay. Tuy nhiên có một thực trạng không thể chối bỏ đó chính là: Số lượng SEOer chất lượng thực sự lại tương đối khan hiếm!
3. Mô tả về Công Việc của một SEOer
![SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing [timect]? 10 Mô tả về Công Việc của một SEOer](https://winseo.vn/wp-content/uploads/2025/03/Mo-ta-ve-Cong-Viec-cua-mot-SEOer-OK.jpg)
SEOer là nghề nghiệp được sinh ra để thực thi các kỹ thuật tối ưu hóa nhằm giúp nâng cao thứ hạng từ khóa trên các trang công cụ tìm kiếm tùy theo Dự án bất kỳ mà Doanh nghiệp đối tác yêu cầu, từ đó giúp gia tăng độ uy tín và thu hút nhiều lượt truy cập nhất từ Users cho Website.
Thông qua quy trình SEO được SEOer tiến hành thực hiện nghiêm ngặt, một trang Web bình thường sẽ được chuyển hoá và biến thành cỗ máy giúp đem nguồn khách hàng tiềm năng tự động về cho doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả.
Một SEOer cần phải thực hiện nhiều công tác khác nhau nhằm mục đích đẩy từ khóa Website leo TOP thanh công cụ tìm kiếm, bao gồm:
3.1. Phân tích từ khoá
- Sử dụng Ahref, Google Keyword Planner, Google Trend,… để phân tích những từ khóa liên quan đến Sản phẩm / Dịch vụ doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn phải thu thập dữ liệu về bộ từ khóa đối thủ đang sử dụng để phân tích và đưa ra bộ từ khóa tiềm năng đã được tối ưu mức độ cao nhất.
- Tiếp đó sẽ kết hợp với việc tìm hiểu thói quen nhu cầu thực tế của nguồn khách hàng tiềm năng để đưa ra bộ từ khóa SEO phù hợp nhất.
- Cuối cùng, chúng ta sẽ phân chia bộ từ khóa tổng hợp thành chính – phụ rồi tiến hành thực thi triển khai sao cho phù hợp nhất với các tiêu chí của doanh nghiệp.
3.2. Phân tích Website
- Đầu tiên sẽ tiến hành phân tích các chỉ số của Website trước khi tiến hành dự án SEO.
- Tiếp đó, thông qua việc kiểm tra những chỉ số đó để đánh giá chất lượng hiện tại của Website.
- Cuối cùng là đánh giá tổng thể toàn bộ nội dung đang có trên Website liệu có đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí SEO hay chưa.
3.3. Thực thi SEO
- Đầu tiên cần xây dựng chiến lược cụ thể về quá trình thực thi SEO nhằm đảm bảo cũng như duy trì kết quả bền vững lâu dài nhất.
- Tối ưu hóa các yếu tố SEO Onpage để tăng trải nghiệm người dùng cho Website.
- Tối ưu hóa các yếu tố SEO Offpage để tăng độ uy tín cho Website.
- Xử lý những lỗi phát sinh (Nếu có) trong suốt quá trình SEO.
- Theo dõi và giám sát chặt chẽ nhằm đánh giá chính xác nhất kết quả SEO Website trong từng chu kỳ một.
4. Những kỹ năng một SEOer cần có?
![SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing [timect]? 11 Những kỹ năng một SEOer cần có?](https://winseo.vn/wp-content/uploads/2025/03/Nhung-ky-nang-mot-SEOer-can-co-OK.jpg)
Thực tế, để một SEOer được đánh giá là chuyên nghiệp thì đòi hỏi bắt buộc phải đáp ứng tốt những yêu cầu tối thiểu trong nghiệp vụ SEO, bao gồm:
- Kỹ năng liên quan đến tìm kiếm, phân tích và tổng hợp dữ liệu.
- Kỹ năng xử lý tốt các hình thức set up chiến dịch quảng cáo trả phí (Như Google Ads, Facebook Ads,…) nhằm hỗ trợ đẩy từ khóa lên vị trí TOP nhanh hơn.
- Kỹ năng quản trị chăm sóc Website toàn diện (Lên nội dung content chuẩn SEO, theo dõi số liệu Website, kết nối với cộng đồng Webmaster,…).
- Kỹ năng thiết kế chỉnh sửa hình ảnh để có thể tự thực thi mỗi khi cần thiết.
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn kể trên thì một SEOer chuyên nghiệp cũng cần phải sở hữu các kỹ năng bổ trợ khác như:
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng đặt câu hỏi và xử lý tình huống trơn tru.
- Kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát các đầu mục công việc hiệu quả.
- Ngoài ra, nếu có kỹ năng giỏi về ngoại ngữ cũng là một lợi thế giúp SEOer dễ dàng đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.
5. Cơ hội và Thu nhập trung bình của SEOer?
![SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing [timect]? 12 Cơ hội và Thu nhập trung bình của SEOer?](https://winseo.vn/wp-content/uploads/2025/03/Co-hoi-va-Thu-nhap-trung-binh-cua-SEOer-OK.jpg)
Theo tình hình thực tế hiện nay thì hầu như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xây dựng cho mình đội ngũ thực thi và áp dụng quy trình tối ưu SEO vào việc kinh doanh trên Internet. Đặc biệt, các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn đều cần tuyển dụng vị trí công việc này trong bộ máy hoạt động của tổ chức công ty mình. Do đó, cơ hội làm việc của các SEOer trong giai đoạn này phải nói là đang cực kỳ rộng mở.
Tuy nhiên, một chuyên viên về SEO Marketing với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm sẽ luôn có lợi thế tốt hơn một thực tập viên SEOer vừa ra trường. Và mức lương của từng đối tượng SEOer cũng sẽ tùy theo đó mà có mức dao động khá lớn, từ 7 – 30 triệu/tháng.
Đặc biệt, đối với những nhân viên SEO ở cấp độ quản lý có kỹ năng cao và sở hữu trình độ Tiếng Anh tốt thì có thể đạt được mức lương cao hơn nữa. Để tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết mới nhất về mức lương của công việc SEOer này, các bạn có thể truy cập ngay vào Website VietnamSalary.
6. Những câu hỏi thường gặp về Nghề SEOer
![SEOer là gì? Tổng quan về Công Việc và Cơ Hội của một SEOer trong Marketing [timect]? 13 Những câu hỏi thường gặp về Nghề SEOer](https://winseo.vn/wp-content/uploads/2025/03/Nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-Nghe-SEOer-OK.jpg)
6.1. Phân biệt Nghề SEO và Marketing Online?
- Mặc dù trông có vẻ giống nhau, nhưng kỳ thực nghề SEO là bên sẽ chịu trách nhiệm đưa ra yêu cầu còn nghề Marketing Online sẽ là bên thực thi để hoàn thành những mục tiêu đã được đề ra.
- Mối quan hệ giữa hai nghề này có thể được xem là song phương tương hỗ.
- Tuy nhiên, nếu một SEOer biết các kỹ thuật về Marketing Online thì chắc chắn đây sẽ là một lợi thế không hề nhỏ để cạnh tranh tốt hơn với những SEOer khác.
6.2. Phân biệt Nghề SEO và IT?
- Nghề IT bao gồm những công tác lập trình chuyên sâu cho hệ thống máy tính.
- Trong khi đó, nghề SEO lại có xu hướng nghiêng về xây dựng cấu trúc hệ thống cho Website, chạy quảng cáo Adwords và nghiên cứu từ khóa nhằm tối ưu hóa vị trí trên các trang công cụ tìm kiếm.
6.3. SEOer có cần biết viết Content không?
- Có! Một SEOer chuyên nghiệp cần đòi hỏi phải có kỹ năng viết lách tốt, bởi tối ưu nội dung luôn là yếu tố chuẩn mực của quy trình SEO. Vì vậy, nếu muốn làm tốt nghiệp vụ SEO, thì trước tiên, một SEOer bắt buộc phải đảm nhận được tròn vai của một Content Writer.
6.4. SEOer có cần biết Thiết kế Đồ Họa không?
- Thông thường thì phần thiết kế hình ảnh, video, banner,… sẽ do bên đội thiết kế đảm nhận. Tuy nhiên, một nhân viên SEO có thể đảm đương tốt luôn cả vai trò đó thì chắc chắn cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ cao hơn hẳn những SEOer thiếu kỹ năng về mảng thiết kế rồi.
6.5. SEOer có cần biết Lập trình không?
- Kỳ thực, nghề SEO chỉ tối ưu hóa cấu trúc những Website đã có sẵn nhằm thân thiện với người dùng cũng như phù hợp với bảng xếp hạng của trang công cụ tìm kiếm. Do đó, nếu không có thời gian học Lập trình thì bạn vẫn có thể làm tốt công tác của một SEOer.
6.6. SEOer có cần biết Tạo chiến dịch chạy quảng cáo Ads không?
- Dù cho thực thi trong bất kỳ quy trình SEO nào thì tạo chiến dịch chạy quảng cáo luôn là bước đệm giúp tối ưu kết quả cuối cùng. Do đó, một SEOer thực thụ nên tìm hiểu mảng này nếu muốn làm tốt những kỹ năng SEO khác.
7. Tổng kết về SEOer
Trên đây là những thông tin xoay quanh nghiệp vụ của một SEOer. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn và nhất là những bạn đang muốn bước chân vào nghề SEO trong tương lai sẽ biết thêm nội dung về các kỹ năng ngoài lề vô cùng cần thiết để trau dồi và hoàn thiện bản thân được tốt nhất.
Hoặc nếu không muốn trở thành SEOer với thị phần cạnh tranh quá sức khốc liệt thì các bạn có thể cân nhắc thử sức với nghề Content Writer – Một công việc vô cùng phù hợp dành cho những ai đam mê sáng tạo và mong muốn phát triển mạnh hơn về lĩnh vực tiếp thị của bản thân đấy!
Nguồn: WinSEO.VN
Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!